menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu (Phần 3)

Chứng khoán cho người mới

Giá cổ phiếu luôn tuân theo quy luật cung – cầu, trong ngắn hạn giá cổ phiếu chịu tác động bởi thị trường chung và tâm lý đám đông, còn dài hạn thì yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều hơn. Các rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trong ngắn hạn và trung hạn, có thể kể tới là:

Tiếp tục phần 2: Xem Tại đây

12. Tác động từ biến động giá xăng dầu

12.1. Nguyên nhân biến động giá xăng dầu:

+ Biến động lãi suất Mỹ: tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng doanh nghiệp khó vay tiền hơn làm ảnh hưởng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng lãi suất => mối lo kinh tế suy thoái => lượng tiêu thụ xăng dầu giảm => giá xăng giảm.

+ Công suất của các nước sản xuất dầu mỏ: giảm số lượng dầu => giảm nguồn cung => cầu sẽ tăng => giá sẽ tăng và ngược lại.

+ Thị trường xe hơi: doanh số bán xe tăng => xăng dầu tiêu thụ nhiều => nhu cầu tăng => giá tăng.

+ Thị trường vàng: vàng giảm => người dân chuyển tiền đầu tư kênh khác => kinh tế thay đổi => giá dầu tăng.

+ Động thái mua bán SPR (kho dự trữ dầu Mỹ): kho dự trữ dầu của Mỹ tới 115,6 triệu khối chống lại khủng hoảng dầu mỏ. VD: Năm 1973, các nước OPEC đã ngừng xuất khẩu dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai cập, Syria. SPR mua một lượng lớn dầu => làm cung giảm, cầu tăng do thị trường cạn dầu => giá dầu tăng.

+ Biến động xăng dầu dự trữ Mỹ: lượng xăng dầu dự trữ cao hơn năm trước => lượng tiêu thụ giảm => cung sẽ cao hơn cầu => giá dầu giảm.

+ Bão lớn đổ bộ vào các nước sản xuất dầu (Ả rập, Ai cập, Mỹ, Trung Quốc): bão lớn => các công ty khai thác thiệt hại => nguồn cung giảm => giá tăng.

+ Tình hình chính trị Trung Đông: tình hình chính trị Trung đông lo ngại => tăng mối lo nguồn cung dầu mỏ => tranh nhau mua vào => giá tăng.

+ Thời tiết: mùa đông rét => dùng dầu cho máy sưởi => giá tăng vì nhu cầu tăng lên.

+ Giá cước vận tải dầu thô: giá cước vận tải tăng => chi phí tăng lên => giá tăng.

+ Biến động thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ: Thị trường Chứng khoán tăng mạnh => kinh tế tăng trưởng tốt => xăng dầu tiêu thụ tăng => giá dầu tăng và ngược lại.

+ Tác động từ một số quỹ dự trữ và đầu cơ hàng hóa: các quỹ mua bán chỉ số hàng hóa => đầu cơ giá lên => giá dầu tăng và ngược lại.

12.2. Tác động của giá xăng dầu đến các ngành nghề kinh doanh

– Ảnh hưởng cấp độ 1: Doanh nghiệp ngành vận tải.

+ Các doanh nghiệp vận tải trong nước: Các hãng taxi, vận tải đường bộ, đường hàng không sử dụng trực tiếp xăng dầu, nếu giá dầu tăng thì chi phí đầu vào sẽ tăng lên, tạo áp lực nên lợi nhuận.

+ Các doanh nghiệp vận tải biển mua xăng dầu từ nước ngoài nên bị ảnh hưởng trước vì giá xăng dầu trong nước tăng sau thế giới.

+ Tuy nhiên khi giá dầu giảm mạnh thì hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều hưởng lợi.

– Ảnh hưởng cấp độ 2: Doanh nghiệp bán hàng trung gian hoặc doanh nghiệp có sản phẩm liên quan đến xăng dầu hoặc phải vận chuyển hàng hoá thì giá dịch vụ sẽ tăng lên nếu giá dầu tăng.

+ Ngành vật liệu xây dựng tăng giá nếu giá xăng tăng do chi phí vận chuyển tăng => ngành xây dựng lo lắng và tác động xấu đến Bất động sản.

+ Ngành nhựa, cao su nhân tạo, sợi tổng hợp, phân bón có sản phẩm được chế tạo từ các nguyên liệu có liên quan đến dầu mỏ, vì vậy sẽ bất lợi nếu giá dầu tăng khiến nguyên liệu đầu vào tăng.

– Ảnh hưởng cấp độ 3: Doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng sẽ tăng giá do các chi phí khác tăng.

+ Giá dầu tăng thông thường sẽ kéo theo rất nhiều giá hàng hóa khác tăng theo, một phần do chi phí vận chuyển và rất nhiều ngành sử dụng nguyên liệu liên quan đến dầu mỏ.

– Kết luận: Giá xăng tăng => giá vật tư, nguyên liệu tăng => chi phí sản xuất tăng => giá thành tăng => làm giá cổ phiếu giảm.

13. Tác động từ biến động tỷ giá ngoại tệ so với việt nam đồng

13.1. Tỷ giá USD/ VND

Khi tỷ giá tăng thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Tỷ giá tăng hoặc biến đổi => Dòng tiền từ khối ngoại ít => Ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư trong nước => Chứng khoán khó tăng trưởng => Thị trường ảm đạm hoặc kém tích cực.

Các công ty hưởng lợi là các công ty về xuất khẩu như doanh nghiệp cao su, cà phê, dệt may, thuỷ sản, trong đó ngành thuỷ sản hưởng lợi nhất. Ví dụ: Vĩnh Hoàn (VHC).

Các công ty có nguy cơ lỗ là các công ty về nhập khẩu hoặc vay nợ bằng USD. Ví dụ: CT vận tải xăng dầu VITACO (VTO), hàng không HVN vay nợ bằng USD… Vì vậy những công ty có vốn ngoại tệ thì cần xem xét khi có biến động về tỷ giá.

13.2. Đồng Yên giảm giá

13.2.1. Nguyên nhân đồng Yên giảm giá:

– BOJ (Bank of Japan) chấm dứt bơm tiền kích cầu kinh tế.

– Do thủ tướng nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất thấp, giảm giá Yên để kích thích kinh tế Nhật.

Nới lỏng tiền tệ: Bơm thêm tiền bằng cách mua vào trái phiếu chính phủ và tài sản an toàn khác từ các tổ chức tài chính.

Lãi suất thấp: giữ nguyên lãi suất ngắn hạn chủ chốt ở mức cực thấp 0 ÷ 0,1%.

Tuy nhiên nới lỏng tiền tệ cũng có mặt tiêu cực và tích cực. Tích cực khi trong giai đoạn bình thường sẽ dễ vay tiền giúp thúc đẩy kinh tế, vượt qua được giai đoạn suy thoái hoặc cứu nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, tiêu cực là tăng lạm phát, bong bóng bất động sản phình to, lãi suất thấp nên không ai gửi tiết kiệm, khó huy động được nguồn tiền.

13.2.2. Đồng Yên giảm giá sẽ tác động lên nhiều lĩnh vực.

– Tác động lên Nhật Bản:

Thị trường chứng khoán Nhật bản sẽ tăng.

Công ty về xuất khẩu của Nhật được lợi. Ví dụ: Các doanh nghiệp về ô tô, điện tử, điện lạnh…lợi nhất nhờ xuất khẩu như TOYOTA, PANASONIC, SHARP, SONY …

Công ty về nhập khẩu của Nhật bất lợi. Ví dụ: Các doanh nghiệp hàng không, vận tải, cung cấp năng lượng bị thiệt hại vì: Đồng Yên giảm => Làm tăng giá nhập khẩu nguyên liệu => Đẩy chi phí đầu vào tăng => Giảm lợi nhuận => Nâng giá dịch vụ => Làm giảm tăng trưởng (vì Nhật là nước nhập năng lượng rất lớn).

– Tác động lên Việt Nam:

Đồng Yên giảm thì xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam có lợi cho Nhật Bản còn xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ bất lợi cho Việt Nam. Ví dụ: Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú xuất khẩu tôm sang Nhật Bản sẽ bất lợi do Yên giảm.

Các doanh nghiệp nợ Yên Nhật Bản sẽ được hưởng lợi. Ví dụ: Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại nợ Nhật Bản 8100 tỷ tính theo Yên và khi Yên giảm thì cổ phiếu của PPC sẽ tích cực, ngoài ra chứng khoán Việt Nam cũng hưởng lợi khi nguồn vốn từ Nhật Bản đầu tư vào.

Các doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ Nhật Bản sẽ hưởng lợi. Ví dụ: Công ty cổ phần Hoa Sen có lợi vì nhập 2/3 nguyên liệu từ Nhật Bản nên khi Yên giảm thì giá nguyên liệu nhập vào sẽ giảm.

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh sẽ gặp bất lợi về cạnh tranh khi các mặt hàng tương đương từ Nhật Bản chiếm ưu thế. Ví dụ: Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, sản phẩm điều hoà bị cạnh tranh bởi các máy xuất khẩu của Nhật Bản.

14. Tác động từ biến động giá vàng

– Nguyên nhân vàng biến động:

Lạm phát tăng => Tiền mất giá => người dân mua vàng tích trữ => cầu sẽ lớn hơn cung => giá vàng tăng.

Nhu cầu nguyên liệu trong công nghiệp: điện tử và ô tô sản xuất cần nhiều vàng.

Nhu cầu trang sức cao, khi thu nhập bình quân tăng thì nhu cầu mua sắm và tích trữ tài sản cũng lớn dần.

Lãi suất ngân hàng giảm => vàng trở thành kênh đầu tư => người dân mua vàng => giá vàng tăng.

Chứng khoán tăng => hấp dần nhà đầu tư => người dân bán vàng chuyển sang chứng khoán => giá vàng giảm.

Quỹ đầu tư, đầu cơ giá vàng gây biến động giá mạnh.

Đồng USD giảm => người dân mua vàng tích trữ => giá vàng tăng. (USD giảm thường là do các nước kích thích kinh tế bằng cách bơm tiền vào).

Giá dầu thế giới tăng => giá cả tăng => lạm phát tăng => người dân mua vàng tích trữ tránh lạm phát => giá vàng tăng.

Bất ổn chính trị => giữ tiền nguy hiểm vì mất giá và khó giao dịch => người dân mua vàng => giá vàng tăng.

– Tác động từ giá vàng

Khi giá vàng thế giới tăng và tiếp tục tăng thì nên bán cổ phiếu mua vàng hoặc mua cổ phiếu của công ty sản xuất vàng. Thường khi khủng hoảng kinh tế thì người dân thường chuyển sang đầu tư vàng, khiến giá vàng tăng mạnh.

Khi giá vàng giảm thì dòng tiền sẽ chảy qua các kênh khác như bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ.

15. Tác động từ hiệu ứng lễ tết

15.1. Hiệu ứng mùa tết

Người tiêu dùng mua nhiều vào thời điểm bốn tuần trước mùng một tết => Doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh => Cổ phiếu sau tết tăng. Các công ty hưởng lợi là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng như: Kinh Đô (KDC), Bibica (BBC), Hải Hà (HHC), Masan (MSN).

Bánh kẹo là mặt hàng có mức tăng trưởng cao và ít biến động được người tiêu dùng ưu chuộng hơn hàng ngoại. Dịp tết thì ngoài doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hưởng lợi thì Doanh nghiệp sản xuất đường cũng hưởng lợi. Ví dụ: Mía đường thành công (SBT), Lam Sơn (LSS), Sơn La (SLS).

Kết luận: Trước và sau tết thường là thời điểm mua vào cổ phiếu vì hầu hết các nhà đầu tư đều kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng điểm sau tết.

15.2. Hiệu ứng mùa trung thu

– Mùa trung thu cũng là dịp tiêu dùng lớn khi các công ty, doanh nghiệp đều mua quà tăng trung thu, người dân cũng mua nhiều bánh trung thu, ngoài ra những dịp này các cửa hàng và trung tâm mua sắm thường khuyến mại nhiều để kích thích tiêu dùng. Các công ty bánh kẹo và bánh trung thu sẽ hưởng lợi, giá cổ phiếu của công ty kỳ vọng sẽ tăng mạnh. Bánh trung thu là sản phẩm siêu lợi nhuận vì:

Giá vốn thấp.

Bao bì đẹp nên giá bán cao.

Hết mùa trung thu giảm giá vẫn lãi.

Hãng bánh chủ động tăng giá trước mùa.

– Một số cổ phiếu của công ty liên quan đến sản phẩm bánh trung thu là: Kinh Đô (KDC), Bibica (BBC), Hải Hà (HHC).

16. Tác động từ chính sách pháp luật (Ví dụ: Tăng lương tối thiểu, ưu đãi thuế, thuế bảo vệ…)

16.1.Tăng lương tối thiểu

Lương tối thiểu tăng, doanh nghiệp phải trả nhiều tiền lương hơn => chi phí tăng lên => lợi nhuận giảm => giá cổ phiếu giảm.

Lương tăng là do bộ lao động quy định => Doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận => Nhà đầu tư lo sợ bán cổ phiếu => giá cổ phiếu sẽ giảm. Còn nếu doanh nghiệp tăng giá bán hàng để bù thì sẽ khó cạnh tranh nổi, không bán được hàng

Một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ đối mặt với nguy cơ tăng lương tối thiểu như: ngành da giầy, ngành dệt may…

16.2. Ưu đãi thuế hoặc thuế bảo vệ

Doanh nghiệp được ưu đãi thuế thường có đặc điểm như: nằm ở khu vực khó khăn, hiểm trở thuộc quy định được hưởng ưu đãi, ngành nghề đang được ưu đãi, tạo công việc cho người lao động khuyết tật… Những doanh nghiệp được ưu đãi sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp không được ưu đãi trong cùng ngành, lợi nhuận sau thuế sẽ cao hơn => giá cổ phiếu hưởng lợi.

Tuy nhiên, rủi ro từ việc ưu đãi thuế là doanh nghiệp sẽ ghi nhận lợi nhuận tùy ý để làm đẹp báo cáo, từ đó làm giá cổ phiếu tăng không hợp lý so với tăng trưởng và đến khi không còn lợi nhuận ghi nhận thì tăng trưởng sẽ rất kém khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.

Thuế bảo vệ thường áp dụng cho một ngành nghề nhất định, nhằm bình ổn giá thành của sản phẩm, giúp doanh nghiệm giảm thiểu rủi ro trước các tác động lớn từ bên ngoài.

17. Tác động từ thiên tai, bệnh dịch

17.1. Thiên tai, bão lũ

– Thông thường thiên tai, bão lũ thường ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. Ví dụ: Mưa bão ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, bão ảnh hưởng đến hàng không và vận tải biển, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cây công nghiệp: mía, bông..

– Thiệt hại về nguyên liệu đầu vào sẽ làm giá nguyên liệu tăng lên => giá vốn tăng => Lợi nhuận gộp giảm => giá cổ phiếu giảm. Vì vậy những công ty không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng rất lớn.

– Mưa bão ảnh hưởng đến hàng không và vận tải biển, các doanh nghiệp phải hoãn chuyến => doanh thu giảm => lợi nhuận giảm => giá cổ phiếu giảm.

17.2. Đại dịch cúm

– Khi đại dịch xảy ra thì người dân sẽ hạn chế ra ngoài, ăn hàng hay đi chơi => doanh số bán hàng của các công ty thực phẩm sẽ giảm => nhà đầu tư bán cổ phiếu vì lo sợ => giá cổ phiếu sẽ giảm.

– Doanh nghiệp dược phẩm sẽ được hưởng lợi: giá thuốc sẽ tăng. Ví dụ: Dược Hậu Giang (DHG), Dược Việt Nam (DVN)…

– Doanh nghiêp trong các lĩnh vực Hàng không, thương mại, khách sạn và nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhu cầu của người dân sẽ giảm đi.

Trao đổi thông tin, cơ cấu danh mục, đồng hành đầu tư: Anh Quân

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

18 Yêu thích
4 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại