Các cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, thép giảm 50% - 70% từ đỉnh, nên xử lý thế nào?
Có lẽ sau sự sụt giảm khốc liệt của nhóm chứng khoán, BĐS, thép thì chúng ta càng thấm nguyên lý đầu tư của William O'neil
Đó là sau một quá trình tăng giá ko nên tập trung vào các cổ phiếu dẫn dắt cũ mà nên đi tìm các cổ phiếu dẫn dắt mới.
Vì sau từ 1-2 quý dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển giữa các ngành dẫn dắt. Hơn nữa thị trường chứng khoán luôn có chu kỳ và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ biến động theo chu kỳ của vĩ mô và chu kỳ kinh doanh
Các cổ phiếu BĐS, ngân hàng, chứng khoán, thép là ví dụ tiêu biểu của sự thay đổi trong chu kỳ vĩ mô dẫn đến sự thay đổi giảm điểm trong giá cổ phiếu.
Chính Phủ đưa ra các chính sách kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với ngành chứng khoán, bđs vì đây là lĩnh vực đầu tư, đầu cơ vẫn tiềm ẩn rủi ro nên giá cổ phiếu mới giảm như vậy
Ngược lại lại tung các gói hỗ trợ lãi suất cho các ngành đc ưu tiên như sản xuất để phục hồi kinh tế
=> Sự thay đổi trong chính sách, vĩ mô sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đến các ngành nghề.
nếu không đc nới room tín dụng cho bất động sản thì thị trường BĐS sẽ còn khó khăn từ nay đến cuối năm do dòng tiền chảy vào bất động sản sẽ co hẹp lại
Khi đầu tư mn xem xét doanh nghiệp là một phần quan trọng, tuy nhiên khi vĩ mô ko ủng hộ thì dù doanh nghiệp có tốt nhất ngành cũng giảm. Đó là giảm do vĩ mô chứ ko phải doanh nghiệp ko tốt
Nhà đầu tư Việt Nam có tính chất đầu cơ cao, thường tập trung vào nhóm ngành tăng trưởng nên nhóm nào lên sẽ đc đẩy giá rất mạnh do sử dụng đòn bẩy tài chính ( margin), nhưng khi hết chu kỳ tăng trưởng sẽ bán rất rát nên mới có tình trạng chứng khoán, thép, BĐS bị call margin liên tục nên mới nằm sàn liên tiếp
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là nếu AC tư duy sai về vĩ mô và chọn sai ngành nghề thì giờ nên sửa sai như thế nào?
Trước hết cần xác định là chính sách tài khóa của Chính Phủ để kiểm soát lạm phát chỉ tồn tại trong 1 thời gian nhất định nhằm can thiệp để xoa dịu nền kinh tế trong ngắn hạn
Còn cái ảnh hưởng trong dài hạn đó chính là chu kỳ kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp
Năm 2020-2021, chứng khoán, thép có sự tăng trưởng đột biến lợi nhuận toàn tăng 300-500% tuy nhiên khi nhóm này đi qua chu kỳ tăng trưởng, lợi nhuận không thể tăng đột biến như vậy mãi thì rất khó để thúc đẩy dòng tiền quay trở lại.
nếu động lực tăng trưởng của doanh nghiệp yếu, phải mất vài năm mới lại có sự tăng trưởng trở lại thì xác định giá cổ phiếu sẽ đi ngang trong thời gian đó
Nếu AC đã lỗ quá sâu như 60-70% thay vì cắt lỗ trong thương đau rồi rời bỏ thị trường thì hãy tập trung vào việc gia tăng thu nhập tích luỹ lại tài sản. để đợi chu kỳ tăng tiếp trưởng tiếp theo của doanh nghiệp
Nhìn lại quá khứ năm 2018 chứng khoán giảm là do kết thúc chu kỳ 5 năm. năm 2022 giảm là do kết thúc của quá trình tiền rẻ nhưng lại là sự khởi đầu sau đại dịch
Các nhóm ngành được chính phủ ưu tiên và hỗ trợ là sản xuất.
Tiếp theo nhóm năng lượng điện cũng sẽ được hưởng lợi khi vòng quay sản xuất tăng lên
Cuối 2021 đầu 2022 chúng ta chứng kiến sự phục hồi của bán lẻ, và 2022-2023 là sự tăng trưởng về tiêu dùng đặc biệt là nhóm ngành thiết yếu
Và sau khi tiêu dùng đc đáp ứng đủ thì các lớp đầu tư như chứng khoán, BĐS là đích đến cuối cùng
Đó là chia sẻ của em cho AC hiểu thêm về tác động của chu kỳ vĩ mô và chu kỳ của doanh nghiệp đến giá cổ phiếu và hướng xử lý cho những AC đang kẹp hàng ở vùng giá cao
Mọi người nhớ là giữ tâm lý thật thoải mái vì trong vòng quay nền kinh tế thì ko bỏ qua sự tăng trưởng của nhóm ngành nào, đặc biệt là lớp tài sản đầu tư như BĐS, chứng khoán
Liên hệ tư vấn đầu tư qua zalo: 0338490736
Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng chia sẻ và lan tỏa.
Ban nội dung SĐT/Zalo: 0981.935.283
Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vnBấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.
Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
Bình luận