menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Đức Giang

BVSC: MBB sẽ được nới 'room' tín dụng lên 30-35%

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã có báo cáo cập nhật KQKD MBBank (Mã CK: MBB).

KQKD Q1/22: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ

Ngân hàng MBBank đã công bố BCTC Quý 1/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 4.546 tỷ đồng (+28% yoy). Mức tăng trưởng lợi nhuận của MBB chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và NIM mở rộng. Một số thông tin chi tiết như sau:

BVSC: MBB sẽ được nới 'room' tín dụng lên 30-35%

Tín dụng tiếp tục tăng mạnh

Quý 1/2022, tín dụng hợp nhất toàn hàng của MBBank đạt mức 14,8% YTD, là mức cao xấp xỉ ba lần so với mức tăng trưởng ngành là 5% và là mức tăng trưởng mạnh nhất trên toàn hệ thống. Tăng trưởng tín dụng diễn ra mạnh ở cả trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay khách hàng với mức tăng trưởng lần lượt là 19,5% YTD và 14,3% YTD.

MBB đã gần chạm mức tín dụng tạm cấp trong Quý 1/22 và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới. Với việc MBB tham gia hỗ trợ mạnh nền kinh tế trong thời gian đại dịch cũng như việc tiếp nhận bắt buộc tổ chức tín dụng thì nhiều khả năng MBB sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao với mức room tín dụng ước tính khoảng 30-35%. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho MBB bứt tốc trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng cao khi nền kinh tế thoát khỏi tác động của đại dịch Covid19.

Chất lượng tài sản xấp xỉ cuối năm 2021 và ở mức tốt

Quý 1/2022, Tỷ lệ nợ xấu của MBBank là 0,99%, tăng 9 bps so với cuối năm 2021 và giảm 30 bps so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 250%, giảm nhẹ so với mức 267% cuối năm 2021. Với tỷ lệ bao phủ nợ xấu này thì MBB tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong các ngân hàng niêm yết.

BVSC: MBB sẽ được nới 'room' tín dụng lên 30-35%

Cuối Quý 1/2022, nợ tái cơ cấu của ngân hàng mẹ ở mức 1,2% tổng dư nợ, giảm 0,4% so với cuối năm 2021. MBB đã trích lập dự phòng 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ 3 năm theo quy định. Điều này tạo ra bộ đệm lợi nhuận giúp cho MBBank tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022.

Dự thảo sửa đổi nghị định 153 được phác thảo theo hướng siết chặt hơn các quy định về công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng như người mua trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chúng tôi đánh giá đây là bước đi cần thiết để làm minh bạch và lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như khôi phục niềm tin nhà đầu tư và từ đó có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, trong ngắn hạn có thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất định dẫn tới một số doanh nghiệp khó phát hành thêm trái phiếu để tái cơ cấu. Điều này có thể gián tiếp làm gia tăng tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng.

NIM mở rộng

Quý 1/2022, NIM của MBB đạt mức 5,52%, tăng 40 bps so với quý liền kề và tăng 66 bps so với cùng kỳ và là mức NIM cao nhất kể từ 2018. Trong Quý 1, nhờ lợi thế CASA cũng như MBB gia tăng huy động vốn từ thị trường 2 đã giúp cho chi phí vốn của MBB tiếp tục giảm thêm 3 bps so với cuối năm 2021 và về mức 2,46%, đây là mức chi phí vốn thấp thứ 3 trong các ngân hàng niêm yết. Lợi suất sinh lời tăng 37 bps so với cuối năm 2021 nhờ MBB tiếp tục dịch chuyển cơ cấu tài sản sinh lời dẫn tới hệ số tín dụng trên huy động (tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) tăng lên mức 101%, tăng 11% so với cuối năm 2021.

BVSC: MBB sẽ được nới 'room' tín dụng lên 30-35%

CIR tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức thấp

MBBank là một trong những ngân hàng đẩy mạnh hoạt động đầu tư chuyển đổi số. Năm 2021, MBB đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vào công nghệ và dự kiến đầu tư thêm 1.800 tỷ đồng trong năm 2022. Việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ đã có những tác động rõ rệt khi các hoạt động nội bộ của MBB hầu như được thực hiện qua phương thức điện tử, khách hàng của MBB cũng dịch chuyển từ phương thức giao dịch tại quầy sang giao dịch điện tử cũng như MBB thu hút được thêm nhiều khách hàng hơn nhờ sự thuận tiện và miễn phí của công nghệ mang lại, 35% hồ sơ khách hàng cá nhân được phê duyệt tự động... Điều này đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn nhiều so với mức tăng của chi phí làm cho CIR liên tục giảm qua từng năm mặc dù thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên MBBank tăng nhanh qua hàng năm.

BVSC: MBB sẽ được nới 'room' tín dụng lên 30-35%

Cũng như nhiều ngân hàng khác, MBBank đẩy mạnh tiết giảm chi phí trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 dẫn tới CIR có thể tăng nhẹ trong năm 2022 lên khoảng 34,4% khi các hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, đây là mức CIR khá thấp và MBB có thể tiếp tục cải thiện thêm trong những năm tới khi tiếp tục đầu tư vào công nghệ.

Nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng

ĐHCĐ năm 2022, Ban lãnh đạo MBB đã chia sẻ thông tin về việc nhận một tổ chức tín dụng bắt buộc. Ban lãnh đạo chia sẻ việc nhận tổ chức tín dụng không hoàn toàn là bắt buộc mà cũng là mong muốn của MBBank khi mà ngoài trách nhiệm tái cơ cấu tổ chức tín dụng bắt buộc thì MBBank cũng nhận được những lợi ích hấp dẫn và đủ lớn khi tham gia tái cơ cấu. Một số lợi ích MBBank sẽ nhận được khi tham gia tái cơ cấu như:

Có cơ hội tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1.5 đến 2 lần trong thời gian khoảng 5 năm.

- Tăng quy mô tăng độ phủ với khoảng 100 điểm giao dịch và chi nhánh của tổ chức tín dụng nhận về nâng tổng số điểm giao dịch và chi nhánh lên hơn 400 điểm.

- Gia tăng vốn hóa thị trường nhờ tăng trưởng nhanh hơn.

Việc nhận tổ chức tín dụng bắt buộc thì MBB cũng được loại trừ một số nghĩa vụ theo quy định như:

- Không phải hợp nhất báo cáo tài chính với tổ chức tín tín dụng mới tiếp nhận.

- Được phép loại trừ tổ chức tín dụng mới nhận khi tính các chỉ số an toàn hợp nhất.

- Được áp dụng các phương án hỗ trợ theo đề án tiếp nhận bắt buộc như được vay tái vốn tái chiến khấu với lãi suất thấp….

BVSC cho rằng MBB có nhiều lợi thế để thực hiện tái cơ cấu như tự chủ công nghệ từ mạng lõi ngân hàng cho đến ứng dụng, hệ thống sản phẩm cũng như quản trị nhân sự, quản trị rủi ro… Với những lợi thế này nhiều khả năng MBB sẽ tái cơ cấu thành công từ tổ chức tín dụng tiếp nhận bắt buộc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
12 Yêu thích
5 Bình luận 36 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại