menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Chung

Bất ổn trong tăng trưởng lợi nhuận dòng bank ?

Doanh nghiệp không thể tiếp cận được tín dụng do lãi suất vay còn quá cao và dự báo khó khăn sẽ còn "đeo bám" trong năm nay. Trong khi đó, lợi nhuận quý I của các ngân hàng đang dần được “vén” lên với con số tăng trưởng khiến nhiều người “sốc".

Theo nhận định của các chuyên gia, khoản lợi nhuận "khủng" trong quý I của nhiều ngân hàng có được nhờ lãi suất tiền gửi giảm sâu xuống mức thấp chưa từng có nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao. Cùng với đó là sự sụt giảm của cầu tín dụng khiến cho chênh lệch tiền gửi - tín dụng từ đầu năm 2020 đến nay giãn khá rộng. Nhờ vậy, biên lãi ròng (NIM) của các nhà băng tăng khá mạnh.

Thông thường mọi năm, tín dụng tăng chậm trong quý I, song năm nay lại bật tăng mạnh ngay từ đầu năm. Ví dụ, SeABank vừa công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế quý đầu năm đạt 698,3 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái; cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành, lợi nhuận của Vietcombank quý I/2021 ước đạt 7.000 tỷ đồng, cao hơn 34% cùng kỳ năm ngoái và bằng 28% kế hoạch cả năm, tín dụng tăng 3,69%, mức cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm.

Một số ngân hàng vừa tổ chức xong đại hội đồng cổ đông cũng đã đưa ra con số ước tính lợi nhuận quý I tăng trưởng tính theo cấp số nhân. Chẳng hạn, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2021 của ngân hàng ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng hơn 9%.

Tại VietinBank, trong buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích hồi giữa tháng 3, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT cho biết, ước tính lãi trước thuế quý I/2021 của ngân hàng đạt khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance với Manulife), cao hơn 135-175% so với cùng kỳ năm trước.

Chính vì vậy, dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng (12 - 14%; 10-12% và 7-8%), nhưng lãnh đạo nhiều ngân hàng tự tin dự đoán tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm nay chắc chắn đạt mức 14%.

Nhìn vào tiến độ tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận 3 tháng đầu năm, lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đơn cử như lãnh đạo Vietcombank khẳng định, mục tiêu lợi nhuận năm 2021 là 25.200 tỷ đồng nằm trong tầm tay của ngân hàng. Tương tự, MSB cho biết mục tiêu lợi nhuận cả năm là 3.280 tỷ đồng sẽ đạt được.

Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh trong năm nay. Chẳng hạn, VIB đặt mục tiêu tăng 30%, BIDV tăng hơn 40%, SHB tăng 70%, Eximbank tăng hơn 60%…

Ông Lê Đạt Chí, Phó khoa Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM băn khoăn: "Có gì đó không ổn giữa mức lợi nhuận của ngành ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn chưa khả quan, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tác động lớn từ dịch Covid-19"

Kỳ vọng của thị trường về bức tranh lợi nhuận ngành NH khả quan là nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu này tăng mạnh. Theo thống kê lợi nhuận quý 1 năm 2021 của các nhà băng, con số rất ấn tượng. Đơn cử Ngân hàng TMCP Đông Nam Á lợi nhuận quý 1/2021 hợp nhất đạt 698,3 tỉ đồng, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, tổng tài sản của SeABank đạt 184.302 tỉ đồng, tăng 24%; tiền gửi khách hàng đạt 115.198 tỉ đồng, tăng 16,8%; cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỉ đồng. Tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh (TOI) của nhà băng này đạt 1.440 tỉ đồng, tăng 48% và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 40,8% so với mức 52,9% cùng kỳ năm 2020.

Một số nhà băng vừa tổ chức xong đại hội đưa ra mức lợi nhuận cao hơn năm ngoái khá nhiều. Chẳng hạn BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 44% so với năm 2020, đưa lợi nhuận hợp nhất lên 13.000 tỉ đồng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng dự kiến tăng từ 10 - 12%, huy động vốn tăng trưởng từ 12 - 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6% và tỷ lệ trả cổ tức không thấp hơn mức thực hiện năm 2020. VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 29%, lên trên 7.500 tỉ đồng... Kế hoạch dự kiến trình đại hội đồng cổ đông của HĐQT với mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 từ 20% trở lên, chẳng hạn như Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.000 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2020; tổng tài sản đạt 533.300 tỉ đồng, tăng 8%; tổng nguồn vốn huy động đạt 485.500 tỉ đồng, tăng 9%; tổng dư nợ tín dụng đạt 372.000 tỉ đồng, tăng 9%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%.

Theo đánh giá của SSI, dù lãi suất tiền gửi giảm sâu xuống mức thấp chưa từng có nhưng huy động của các NH vẫn rất khả quan, cùng với đó là sự sụt giảm của cầu tín dụng khiến cho chênh lệch tiền gửi - tín dụng từ đầu năm 2020 đến nay giãn khá rộng. Với tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 19.3 ở mức 1,47% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng 0,54% của tiền gửi. Các NH có thể đã chủ động giảm huy động để thu hẹp chênh lệch với dư nợ cho vay để đảm bảo mức sinh lời của NH.

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của những NH này cần giảm xuống, thay vì vậy mục tiêu tăng trưởng tín dụng của các nhà băng này tăng lên để họ có thể điều chỉnh lãi suất vay giảm, thu hút khách hàng vay. Lúc này mặt bằng lãi suất cho vay mới có thể giảm để cạnh tranh, ông Đạt nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại