menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Lê Thanh Toàn

Bài 53: Bảo hiểm liên kết đầu tư: Lợi & bất lợi (phần 2)

Thân gửi quý đọc giả,

Ở bài 52 tôi đã chia sẻ phần 1, tuần này tôi chia sẻ phần 2 trong loạt bài sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư: lợi vs bất lợi?

Trong loạt bài 4 phần như tôi chia sẻ, tuần này tôi chia sẻ 3 ý tiếp theo để mong các bạn cập nhật thêm kiến thức và kỹ năng trong quá trình tham gia bảo hiểm hay hành nghề cố vấn tài chính.

4. NGƯNG ĐÓNG PHÍ, CÁC QUYỀN LỢI TRÊN HỢP ĐỒNG LUÔN ĐƯỢC ĐẢM BẢO

Thường các hãng bảo hiểm sẽ có một điều khoản linh hoạt trong đóng phí từ năm thứ 4 hay năm thứ 5 của hợp đồng.

Sau khi đóng đủ 4 hay 5 năm đầu, khách hàng có thể thực hiện việc có ít, đóng ít. Có nhiều, đóng nhiều. Có khi nào đóng khi đó. Tất nhiên hãng luôn mong muốn khách hàng đóng phí thường niên có kỷ luật nên thường hãng sẽ có những khoản thưởng duy trì đóng phí với việc thưởng thêm 3 năm / lần.

Thành ngữ cũng có câu: “Sông có khúc, người có lúc": Có lúc khách hàng cũng gặp thách thức về tài chính trong hành trình vài chục năm đóng phí vì vậy phải nghĩ ra cách gì đó để hỗ trợ cho khách hàng bởi khi gặp thách thức về tài chính cũng là lúc khách hàng hay căng thẳng và mệt mỏi nhất và lúc đó rủi ro thường tìm đến nhất nên thành ngữ lại có câu: “Hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" là vậy.

Tuy nhiên trên thị trường thường có hai cách:

CÁCH 1:

Việc ngưng đóng phí, hãng sẽ chỉ bảo vệ quyền lợi sản phẩm chính mà thôi. Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn (mất trên 80% sức khoẻ, được cơ quan y tế xác nhận) hay tử vong. Còn các quyền lợi sống khác như: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo sẽ mất hiệu lực. Sau này khi khách hàng phản đối quá nên hãng mới ra thêm 1 lưu ý: “Muốn những quyền lợi sống nên trên vẫn có hiệu lực, khách hàng phải báo cho hãng bằng văn bản. Văn bản này có thể lên bất cứ văn phòng hay chi nhánh nào của hãng đều có. Việc này khách hàng cần xác nhận chi tiết với nhà hành nghề hay bộ phận chăm sóc khách hàng của mỗi hãng bảo hiểm và cũng có hãng không có phần báo bằng văn bản. Vậy thì quý bạn cần xác nhận với nhà hành nghề việc này khi tham gia bảo hiểm để tránh bị thiệt về quyền lợi. Khi không đóng phí, quyền lợi sống không còn nữa, khách hàng bảo giống như khi mình tạm thời thiếu tiền thì hãng không “chơi" với mình nữa mặt dù là tài khoản còn đầy tiền và có những hộp đồng tiền lãi thường niên đủ trang trải cho quyền lợi sống nhưng vẫn không được trả quyền lợi sống. Cái này chỉ có lợi cho hãng bảo hiểm, bất lợi cho khách hàng?

CÁCH 2:

Khi khách hàng ngưng đóng phí, toàn bộ quyền lợi sống: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo luôn được đảm bảo. Không cần gửi văn bản gì cho hãng cả. Hợp đồng tự động trích tiền trong quỹ đầu tư của khách hàng ra để trang trải chi phí bảo hiểm rủi ro cho khách hàng. Cái này thì hãng bảo hiểm vì khách hàng nhiều hơn và họ mong muốn bảo hiểm luôn là bảo hiểm và những lúc khách hàng có nhiều thách thức về tài chính, cũng là lúc khách hàng cần được bảo vệ nhất. Nói thế thì hoàn hảo quá? Vẫn có điểm yếu ở điều kiện này bởi khi khách hàng ngưng đóng phí quá lâu thì hợp đồng sẽ bị bào mòn tài khoản nhanh hơn cách 1 như tôi nêu trên vì vậy bạn thấy cách nào phù hợp với bạn thì bạn lựa chọn thôi. Tôi chỉ chia sẻ trung thực. Việc còn lại quý bạn hiểu và chọn sao cho có lợi nhất cho bạn thân và gia đình.

Tôi chọn theo cách thứ 2 vì không lẻ sau 1 hay 2 năm, tôi không có tiền đóng hay sao. Còn về già, con tôi muốn nhận thì cháu sẽ thay tôi đóng bởi cuối cùng thì con vẫn là người nhận toàn bộ khoản tài sản về đầu tư sau khi tôi không dùng hết.

5. QUYỀN LỢI SỐNG CAO HƠN:

Nếu bạn đọc hết mục 1, bạn sẽ hiểu vì sao quyền lợi sống: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo lại cao hơn. Do lợi nhuận thường từ 6 đến 15% / năm nếu tính bình quân trong 20 đến 30 năm. Không tính lợi nhuận như các năm 2020 và 2021 lên đến 20 hay 25%. Vì lợi nhuận như vậy nên khách hàng sẽ dễ lựa chọn quyền lợi sống rất cao. Ví dụ: Chăm sóc sức khỏe thường là 1 tỷ, tai nạn: 500 triệu và bệnh hiểm nghèo cũng 500 triệu nhưng phí lại không cao. Trong khi so sánh với các sản phẩm tử kỳ, hỗn hợp hay bảo hiểm liên kết chung các quyền lợi này thường chỉ 100 đến 200 triệu bởi nhà hành nghề khó cố vấn cho khách hàng khi sau 20 năm tham gia khách hàng vẫn lỗ nếu các quyền lợi sống cao bằng số tiền bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.

Công tâm mà nói, một hợp đồng trọn đời, khách hàng chỉ nhận 1 lần quyền lợi chăm sóc sức khỏe, tai nạn, bệnh hiểm nghèo khoản 500 triệu, khách hàng coi như được hãng bảo hiểm trả cho 10 đến 20 năm phí bảo hiểm thông qua các quyền lợi nêu trên. Vì vậy tôi hay chia sẻ: tham gia bảo hiểm rất có lợi cho khách hàng và đôi khi những nhà hành nghề không bán được sản phẩm liên kết đầu tư hay vin vào việc này để nói với khách hàng rằng tham gia bảo hiểm đừng tính chuyện lời lỗ mà chỉ tính đến có lợi. Họ không sai nhưng cần nâng cấp thêm để mang thật nhiều quyền và quyền lợi cho khách hàng để xứng đáng với lòng tin của khách hàng đã trao cho mình.

LỜI CHIA SẺ:

Quyền được nghe và hiểu đầy đủ là quyền của khách hàng. Khách hàng cần khôn ngoan hơn để nghe và cân nhắc. Bảo hiểm không quá khó hiểu nếu nhà hành nghề chia sẻ sự thật cho khách hàng bởi khách hàng là người trả hoa hồng cho bạn, họ xứng đáng được cố vấn đúng và đủ.

Nhà hành nghề cũng cần học hỏi để phát triển bản thân để cung cấp cho khách hàng những giải pháp phòng thủ về tài chính tốt nhất để khách hàng sống vui, sống khỏe, và sống an tâm đến trọn đời.

Bài tuần này đến đây đã đủ dài, nhà cố vấn già tạm dừng ở đây và còn 5 mục chưa thể viết hết và xin hầu chuyện đọc giả vào những tuần tiếp theo.

Trân trọng và cám ơn những bạn chia sẻ và tương tác để nhiều người dân quan tâm để hiểu biết một công cụ phòng vệ tài chính dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ thành công trong khi đợi nâng cấp bản thân để tham gia nhiều công cụ trong rổ tài chính gia đình để con đường đến tự do về tài chính ngắn hơn.

Nhà cố vấn già

#Nhacovangia

#Binhdanhoabaohiem

#Baohiem #Dautu

#Binhdanhoadautu

Bài 53: Bảo hiểm liên kết đầu tư: Lợi & bất lợi (phần 2)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Lê Thanh Toàn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại