menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Mạnh

741.000 tỷ đồng “nằm” tại ngân hàng, vốn rẻ không phải vô biên?

Đến cuối tháng 3/2021, số dư tài khoản thanh toán cá nhân - là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đạt 741.378 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn lực tiền gửi không kỳ hạn không phải là vô biên và liên tục biến động – theo đánh giá của giới phân tích.

Hơn 741.000 tỷ đồng vốn rẻ "nằm" tại ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cuối quý I/2021, có hơn 104 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng.

Đồng thời, số dư tài khoản thanh toán cá nhân đến ngày 31/3/2021 đã đạt 741.378 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tài khoản thanh toán của cá nhân ở dữ liệu thống kê này là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ).

741.000 tỷ đồng “nằm” tại ngân hàng, vốn rẻ không phải vô biên?

Nguồn vốn rẻ gia tăng tại các ngân hàng

Trước đó, theo dữ liệu cuối quý IV/2020, hệ thống có 100,416 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, với số dư lên tới 666.782 tỷ đồng. Quy mô này tăng thêm hơn 11,9 triệu tài khoản và tăng thêm hơn 167.000 tỷ đồng số dư so với cuối năm 2019.

Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2021 đã có thêm gần 4 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, và số dư tài khoản (vốn rẻ) tăng trên 70.000 tỷ đồng (tương ứng tăng 11,4% so với cuối năm 2020).

741.000 tỷ đồng “nằm” tại ngân hàng, vốn rẻ không phải vô biên?

Nguồn: SBV

Mức tăng số dư tiền gửi thanh toán cá nhân kể trên cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng tiền gửi chung của hệ thống (bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn).

Thống kê cho thấy, trong vòng 5 năm qua, tiền gửi thanh toán cá nhân đã tăng gấp 3 lần và đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2020-2021.

Tính đến thời điểm hiện tại, vốn rẻ là tiền gửi thanh toán cá nhân tại các ngân hàng đã tăng tới 55%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của dân cư nói chung trong giai đoạn từ cuối tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021 chỉ ở khoảng hơn 5,5%.

Tiền gửi thanh toán tăng mạnh trong bối cảnh các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số, ví điện tử,... phát triển mạnh mẽ những năm trở lại đây giúp người dân ngày càng ưa chuộng giao dịch thanh toán điện tử.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng có phần nào đó tác động tới thói quen của người dân, chuyển sang thanh toán điện tử thay vì tiền mặt như trước.

Vốn rẻ không phải là vô biên?

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lớn (CASA) giúp các NHTM pha loãng chi phí huy động vốn và cải thiện lãi biên, phản ánh nền tảng lớn trong phát triển các dịch vụ thanh toán và ngân hàng số, cũng như cho thấy tiềm năng kết nối bán chéo sản phẩm dịch vụ…

Thống kê cho thấy, 4 ngân hàng có vốn nhà nước gồm: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV có tệp khách hàng lớn, tuy nhiên không phải ngân hàng nào trong nhóm này cũng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao.

Thay vào đó, nhóm NHTM cổ phần đang dẫn đầu, chiếm ưu thế trên "đường đua" CASA như Techcombank và MB.

Tính đến cuối năm 2020, Top 5 ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn dẫn đầu thị trường bao gồm: Techcombank đang duy trì ở mức hơn 46%; MB tiếp tục gia tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lên mức 39%; chỉ duy nhất ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank lọt vào nhóm này khi có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn khoảng 30%; tiếp đến là ACB: 21,5%; TPBank: 19,4%.

741.000 tỷ đồng “nằm” tại ngân hàng, vốn rẻ không phải vô biên?

Giới phân tích dự báo, cuộc đua hút vốn giá rẻ ngày càng khốc liệt trong năm 2021, khi không chỉ NHTM mà cả các công ty chứng khoán, các trung gian thanh toán… cũng đang "chiếm giữ" một lượng tiền không nhỏ trong lưu thông. Trong khi đó, nguồn lực tiền gửi không kỳ hạn không phải là vô biên và liên tục biến động.

Chính vì vậy, để tăng tiền gửi không kỳ hạn, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới chọn cách tập trung vào hệ thống thanh toán và tích cực mở rộng "hệ sinh thái".

Đơn cử như tại Techcombank, tính đến quý I/2021, dù vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức 44,2%, song với số liệu cuối năm 2020 đã thấp hơn 1,8 điểm %.

Nhà băng này hiện đang bắt tay" hợp tác với "ông lớn" Masan để mang dịch vụ ngân hàng đến từng cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Mục tiêu, Techcombank nhắm tới việc mở rộng CASA (tiền gửi không kỳ hạn) trong bối cảnh cuộc đua giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt.

Ông Danny Le - CEO Masan Group cho biết, đến năm 2025, nếu thành công trong việc đưa hệ thống siêu thị mini trở thành điểm giao dịch tài chính, Masan và Techcombank có thể thu hút 2 tỷ USD tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 50 triệu khách hàng.

Trong một khảo sát của Nielsen cũng chỉ ra rằng, các khách hàng chọn nơi gửi tiền thanh toán sẽ chú trọng nhất đến tính thuận tiện, mức dễ dàng, nhanh chóng và phí giao dịch. Do đó khi các nhà băng có thể đảm bảo được các tiêu chí này, khách hàng sẽ có xu hướng tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn.

Đối với các NHTM trong nước, để tăng được tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn các NHTM thời gian qua luôn có những chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt.

Hơn nữa, với xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, những năm gần đây các NHTM liên tục tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng cá nhân. Nhiều NHTM đã chọn cách miễn phí dịch vụ để có thêm nhiều khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải tính toán để cân đối được hiệu quả từ việc đánh đổi giữa phí dịch vụ thanh toán và lợi ích mà tiền gửi không kỳ hạn mang lại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại