menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chàng Ngốc Già

"Đi chợ" cổ phiếu

Ở phần trước, Chàng-Ngốc-Già đã giới thiệu về hai cách lợi nhuận được tạo ra từ cổ phiếu (cổ tức và chênh lệch giá mua bán), và các loại cổ phiếu khác nhau.Bài viết này chúng ta chuyển sang “đi chợ” cổ phiếu như thế nào, “tự trả giá” ra sao, và cách thức mua bán.

Bước 1: Lựa cổ phiếu, chọn “hàng”

Cái này thì tùy gu, ví dụ người thì thích ăn chắc mặc bền, người thì thích trẻ trung. Nhưng tóm lại thì thường chia theo có vốn hóa lớn/nhỏ, mô hình doanh nghiệp tăng trưởng/giá trị. Chắc nhứt thì ráng tìm lớn+tăng trưởng.

Những bạn nào làm trong industry (là bất kỳ ngành gì, chứ không dịch là công nghiệp), có thông tin riêng, hiểu biết riêng là một lợi thế. Ví dụ bạn làm trong logistics, SaaS, bảo mật, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng, chíp bán dẫn, đồ hiệu, du lịch, công nghiệp v.v.. thì sẽ biết doanh nghiệp nào mạnh, có bí-kíp bảo kê cho giá cổ phiếu.

Quan trọng là xem cái mà doanh nghiệp đó bán có nhu cầu cao không, có tiềm năng được mua nhiều nữa không, lợi thế của công ty đó so với các công ty cùng ngành ? Ví dụ cũng là ngân hàng thì tại sao BID, TCB, VCB, OCB mà không là bank khác...

Tiếp đến là sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xem qua các chỉ số cơ bản liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nợ. Có mấy chỉ số cơ bản như P/E (giá thị trường/lợi nhuận ròng), tỷ lệ cổ tức (dividend yield), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Cần lưu ý cái P/E. P/E thì cho mình thấy nếu mọi thứ không đổi, thì sau bao năm thì lấy lại vốn:). Ví dụ giá cổ phiếu hiện tại là 100k, lợi nhuận ròng trên 1 cổ phiếu là 10k, thì P/E=10. Trong trường hợp này thì coi như sau 10 năm thì lợi nhuận trên một cổ phiếu đủ bù. Vì vậy P/E thấp là một chỉ số hấp dẫn.

Tuy nhiên, P/E của mỗi ngành là khác nhau, cứ nhắm P/E thấp thì toàn tìm thấy “hàng” ổn định, khó có đột biến. Còn P/E cao chưa chắc đã đắt, vì nếu doanh nghiệp còn tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận. Bạn có biết mã NYSE: GDOT có P/E khoảng 2000 ?

Một điểm quan trọng cần nhớ nữa là E (Earnings) có thể được "xào nấu", dù có các chuẩn mực kế toán như GAAP, IFRS, hay mỗi nước đều có như Việt Nam là VAS, và có các công ty kiểm toán. Cái này thì đòi hỏi nâng cấp level, và biết theo dõi những analyst uy tín.

P/E của S&P 500 hiện nay khoảng 36-37, còn VNIndex khoảng 18-19, của NASDAQ: AAPL thì là 28-29.

Phân tích mấy cái trên dựa trên con số nên người ta gọi là định lượng. Có một số yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, khó đong đếm hơn nên gọi là định tính.

Trong định tính, mấy yếu tố quan trọng là quản trị doanh nghiệp, ban lãnh đạo, lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, mô hình kinh doanh v.v… Có mấy cái người ta cũng cố gắng chấm điểm để chuyển thành các con số đong đếm như phong trào ESG hiện nay.

Bước 2: Định giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu thì có mấy loại giá như sau: giá thị trường hiện tại (market price aka. P hay M); giá sổ sách (book value aka. B) và giá trị nội tại (intrinsic). Ví dụ giá sổ sách là 100k, giá trị trường là 150k, và giá trị nội tại (theo chủ quan của người định giá) là 120k, thì cổ phiếu đang đắt 25%. Nếu giá thị trường là 110k thì cổ phiếu đang rẻ 9,09%.

Chuyện định giá cổ phiếu công ty niêm yết thì có nhiều môn phái khác nhau. Nhưng về nguyên tắc đều là chiết khấu về hiện tại các dòng tiền trong tương lai (DCF). Dòng tiền trong tương lai có thể là cổ tức (PV of dividend) hay các dòng tiền tự do (PV of FCF). Riêng lĩnh vực ngân hàng thì có những đặc thù riêng, vì vậy trong phân loại người ta chia thành banks và non-banks.

Việc định giá chính là tìm giá trị nội tại, rồi so sánh với giá thị trường để xem đắt hay rẻ, để mà rẻ mua đắt bán. Nhưng việc định giá khá là chủ quan, phụ thuộc vào người định giá, vì có nhiều giả định. Từ giả định dòng tiền, cổ tức, đến tỷ suất chiết khấu. Chưa kể giá cổ phiếu đằng sau các con số còn là các câu chuyện. Cũng vì vậy mà cùng một cổ phiếu, có analyst hô bán, có người hô mua, có người hô nắm chặt.

Bước 3: mua bán cổ phiếu

Trong này lại có một số bước nhỏ nữa.

Đầu tiên là chọn oker, ở nhà gọi là công ty chứng khoán. Vì ở nhiều nước, oker chính là ngân hàng hoặc một công ty oker riêng luôn, ví dụ như Interactive Brokers, Etoro, Saxo.

Ở các nước thì cộng đồng người ta đánh giá, bình chọn, xếp hạng các oker theo các tiêu chí khác nhau. Ví dụ như mình cần full dịch vụ, hay chỉ online rồi mình tự làm hết.

Rồi ví dụ mình có cần dùng nhiều oker, cái để trade, cái để giữ dài hạn cho khoản đầu tư lớn. Các tính năng hỗ trợ của app như thế nào, mức phí ra sao. Lưu ý các loại phí mà oker tính, vì ngoài phí giao dịch, là spread. Phí giao dịch là cố định trên từng lệnh mua bán hay theo tỷ lệ % số tiền giao dịch.

Mở tài khoản xong ở oker xong thì phải biết có các loại lệnh mua bán như thế nào. Về cơ bản đặt lệnh theo hai tiêu chí:

  • Giá: đặt giá theo giá thị trường (market price aka. MP), khi nào muốn mua/bán mọi giá, gấp lắm rồi :); giá giới hạn (limit), nghĩa là treo cái giá đó, đợi cho nó khớp. Ví dụ giá đang là 100k, mình đặt limit mua ở 95k hay bán ở 110k.
  • Thời gian lệnh có hiệu lực: trong ngày, trong một khoảng thời gian mình chọn, hay khi nào khớp thì thôi.

Khi nào thì mua/bán ?

Quan trọng là thời điểm mua/bán lúc nào, còn gọi là timing. Cái này thì không ai có thể tự tin cho mình siêu cái này được, thật sự là hên-xui. Nhưng trong đầu tư, xui timing nhưng đã chọn kỹ, có kiên nhẫn thì vẫn sẽ ổn.

Để timing tốt thì phân tích kỹ thuật (Technical Analysis aka. TA, so với phân tích cơ bản là Fundamental Analysis aka. FA...).

TA giúp mình nhận định xu hướng (trend) của thị trường, khi nào thị trường phản ứng thái quá (overreact) như mua dữ quá, bán dữ quá. Mấy chỉ số đơn giản nhưng hiệu quả là MA/SMA, RSI và Volume.

Nhưng dùng mấy cái chỉ số này phải hiểu bản chất của nó, vì nó có settings khác nhau, chọn mặc định hay thiết lập lại theo phân tích theo dõi của mình. Ví dụ vì sao là 7,14, 20,50, 200. Đơn vị là phút, giờ, ngày, tuần ?

DIY chuyện này cũng thú vị, nhất là với những bạn thấy thích và tìm được niềm vui trong chuyện này. Đầu tư là phải thoải mái đầu óc, thắng không kiêu thua không quạu, mỗi lần đều rút kinh nghiệm. Thắng-Thua thì mặt đều không đổi sắc.

Còn nếu muốn đầu tư, mà không làm nhiều, thì như ăn uống vậy. Chạy ra tiệm mua về, hoặc mua đồ sơ chế sẵn, đông lạnh sẵn rồi làm thêm vài bước là có món ăn thôi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chàng Ngốc Già

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
4 Yêu thích
23 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại