menu
24hmoney
Liệu phía Đông Hà Nội có thể xuất hiện thêm phố đi bộ bờ hồ?
Đến năm 2030, khu vực phía Đông dự kiến có 1,05 triệu dân, tăng 39% so với hiện tại; công viên Gia Lâm sở hữu hai hồ điều lớn nhất thủ đô; xuất hiện một khu đô thị quy hoạch bàn cờ mở tương đồng với 36 phố phường Hà Nội xưa ngay cạnh hồ… Những yếu tố trên liệu có biến nơi đây trở thành phố đi bộ bờ hồ phía Đông của Hà Nội?
Thời của... phố đi bộ
Theo phân tích của các chuyên gia, việc thành lập các tuyến phố đi bộ là xu hướng tất yếu ở các đô thị lớn trên thế giới. Mô hình này đáp ứng nhu cầu về thương mại và du lịch của địa phương và minh chứng cho sự phát triển nâng cao đời sống của cư dân đô thị, khi họ có thêm những không gian công cộng để vui chơi và thư giãn.
Theo KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội), việc thành lập phố đi bộ là xu thế trên thế giới và cũng sẽ là xu thế tại các đô thị Việt Nam khi đạt tới một mức độ phát triển nhất định.
Hà Nội hiện có bốn phố đi bộ gồm Hồ Gươm (Bờ Hồ), phố Trịnh Công Sơn bên bờ Hồ Tây, phố Thành cổ Sơn Tây và phố đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, phố đi bộ Hồ Ngọc Khánh. Nhiều khu vực như phía Nam, phía Đông Hà Nội, phố đi bộ chưa hình thành bài bản, dù rất nhiều tiềm năng, nhất là khu vực phía Đông khi đang hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi.
Liệu phía Đông Hà Nội có thể xuất hiện thêm phố đi bộ bờ hồ?
Phố đi bộ Hoàn Kiếm, nằm cạnh hồ Gươm và giữa 36 phố phường Hà Nội.
Tiềm năng phố đi bộ bờ hồ công viên Gia Lâm
Theo Th.S- KTS Phạm Hoàng Khương (Viện Kiến trúc quốc gia - Bộ xây dựng), để có được sự cuốn hút, về nguyên tắc chung, các không gian phố đi bộ phải đạt được đồng thời các tiêu chí gồm có tính hấp dẫn về thẩm mỹ và văn hóa; thuận tiện về giao thông; thân thiện với người đi bộ; có tính tiện nghi và phong phú về dịch vụ và thương mại; đảm bảo sự an toàn.
Xét trên các tiêu chí trên, đường ven hồ công viên Gia Lâm có đầy đủ các yếu tố để trở thành công viên bờ hồ thứ 2. Được quy hoạch rộng 31 ha gồm: hai hồ điều hòa 9ha và 19,2ha, vườn hoa, cây xanh, khu thể dục thể thao, đường giao thông khu vực, khu công viên dự kiến sẽ có các phân khu như văn hóa giáo dục, biểu diễn, thể thao...
Bờ hồ công viên Gia Lâm thể hiện rõ bản sắc của một đại đô thị. Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn Gia Lâm tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, các tuyến đường được chỉnh trang, đáp ứng tiêu chí đô thị hiện đại.
Nhiều khu đô thị, khu dân cư mới được hình thành và kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của Gia Lâm, như: Khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Khu đô thị Đặng Xá 1, Khu đô thị Đặng Xá 2, đặc biệt là khu đô thị Eurowindow Twin Parks quy hoạch theo mô hình ô bàn cờ mở của 36 phố phường Hà Nội xưa - nơi hứa hẹn sẽ là điểm kinh doanh, mua sắm sầm uất và sôi động, mô phỏng lại quá khứ vẻ vang của chốn kinh kỳ khi xưa.
Liệu phía Đông Hà Nội có thể xuất hiện thêm phố đi bộ bờ hồ?
Hồ điều hoà công viên lớn nhất Gia Lâm nằm ở lõi trung tâm, bao bọc xung quanh bởi các đô thị lớn dân cư đông đúc và các tiện ích công cộng.
Bên cạnh đó, bờ hồ công viên Gia Lâm còn thuận tiện giao thông, nhiều tiện ích khi tọa lạc tại tung tâm lõi Gia Lâm, nơi có quy hoạch hạ tầng phát triển bậc nhất khu vực, các dự án giao thông trọng điểm đã và đang triển khai nhanh chóng…
Nhiều công trình đã hoàn thiện như nút giao Cổ Linh, đường Lý Thánh Tông, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… giúp tăng khả năng kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Xung quanh là trường học, bệnh viện, trung tâm hành chính, khu thương mại dịch vụ, khu dịch vụ công cộng, gần lề là biển hồ nhân tạo, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, khu thể dục thể thao, công viên cây xanh…
Tiềm năng kinh doanh tại khu vực này còn được nhân lên bội phần bởi xuất hiện quần thể Eurowindow Twin Parks với gần 300 lô nhà phố liền kề shophouse có diện tích từ 72 – 120m2. Mặt bằng kinh doanh tại đây được quy hoạch độc đáo, thoả mãn mọi nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí, ẩm thực của mọi du khách, người dân trong khu vực.
Liệu phía Đông Hà Nội có thể xuất hiện thêm phố đi bộ bờ hồ?
Eurowindow Twin Parks quy hoạch theo mô hình ô bàn cờ mở của 36 phố phường Hà Nội xưa nằm sát cạnh bờ hồ Gia Lâm.
Số dân khu vực phía Đông ngày càng đông và chất lượng cư dân ngày càng cao.
Theo quy hoạch phát triển của Thủ đô đến năm 2030, khu vực phía Đông dự kiến có 1,05 triệu dân, tăng 39% so với năm 2022. Đặc biệt, với xu hướng sống tịnh tiến ra ngoài vùng ven của một bộ phận cư dân có thu nhập tốt, có nhu cầu tận hưởng không gian sống chất lượng sẽ khiến đời sống cư dân tại đây được nâng cao nhanh chóng.
Những yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa này khiến giả thuyết nơi đây sẽ trở thành phố đi bộ bờ hồ tiếp theo của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở. Đây sẽ không chỉ là điểm đến an toàn, hiện đại, trung tâm mua sắm và khu vui chơi giải trí lớn thu hút hàng triệu du khách mà còn là yếu tố then chốt tạo nên những khu vực bất động sản đắt đỏ của thủ đô trong thời gian tới.
3 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ